Home / Mẹo công nghệ / Mạng 5G là gì? Cơ chế hoạt động và xu hướng phát triển trong tương lai

Mạng 5G là gì? Cơ chế hoạt động và xu hướng phát triển trong tương lai

Thế hệ mạng di động thứ 5 – 5G đã chính thức ra đời và hứa hẹn khả năng kết nối mạng nhanh chóng hơn bao giờ hết. Vậy chi tiết những tiềm năng và lợi ích từ việc sử dụng mạng 5G là gì? Để hiểu rõ hơn về mạng di động này hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Mạng 5g là gì? 

Với sự phát triển của thị trường smartphone thế giới khi liên tục cho ra mắt những chiếc điện thoại 5G cao cấp thì Việt Nam cũng đã bắt đầu triển khai dự án mạng 5G.

Với thắc mắc mạng 5G là gì? Người dùng có thể hiểu đơn giản 5G là viết tắt của “5th generation”, có nghĩa là thế hệ thứ 5. Hay còn được hiểu là mạng di động đáp ứng tiêu chuẩn 5G-NR, trong đó NR là viết tắt của “New radio”.

Mạng 5g là gì?
Mạng 5g là gì?

Khác với mạng 4G LTE đang được sử dụng phổ biến hiện nay, mạng 5G được phát triển hứa hẹn dẫn đến nhiều chuyển biến trong những năm tới. Mở ra thời kỳ kết nối mạng nhanh chóng với dung lượng và tốc độ cao hơn. Bên cạnh đó độ trễ cũng được giảm xuống cực thấp. Mạng 5G thúc đẩy cho sự đổi mới mà tiêu chuẩn 4G LTE đã không thể thực hiện được

Cơ chế hoạt động của công nghệ 5G là gì?

Với cơ chế hoạt động của 4 thế hệ mạng kết nối di động trước đây cần sử dụng tháp di động vĩ mô, cao hàng trăm mét, đồng thời yêu cầu nguồn điện rộng, cường độ lớn để giúp truyền dữ liệu trên khoảng cách xa. Còn với mạng 5G sẽ có phạm vi và cơ chế hoạt động hơi khác một chút. 

Cơ chế hoạt động của công nghệ 5G là gì?

Cụ thể mạng di động 5G này sẽ sử dụng kết hợp các tần số từ nhiều băng tần nhằm tối đa hóa thông lượng. Bên cạnh đó, mạng 5G vừa sử dụng các tháp sóng vĩ mô truyền thống, vừa sử dụng một số lượng lớn các sóng vi mô nhỏ hơn nhiều nhằm phục vụ cho các dải phổ sóng milimet mới để tạo ra một vùng phủ sóng mạng tốc độ siêu cao. Từ đó cho khả truyền dữ liệu nhanh chóng, tốc độ cao.

Lợi ích của công nghệ 5G

Việc nâng cấp mạng kết nối 5G cho phép cải thiện tốc độ kết nối, dự đoán lên tới 10 Gbps, nhanh hơn gấp 100 lần so với các mạng truyền thống đã ra đời trước đó. Với đối tượng người dùng là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và thương mại, thì lợi ích lớn nhất từ mạng 5G đem lại chính là dung lượng mạng cao và độ trễ thấp, được hạn chế đến mức tối thiểu. 

Lợi ích của công nghệ 5G

Tốc độ băng thông trên 5G cũng cao gấp 5 lần với mạng 4G. Việc sử dụng mạng 5G sẽ tạo ra các phương pháp sản xuất và phân phối mới, tối ưu công suất và nâng cao hiệu quả công việc. Các thử nghiệm ban đầu được thực hiện cũng cho thấy độ trễ mạng 5G có thể giảm xuống một nửa.

Những trở ngại khi dùng mạng 5G

Bên cạnh những lợi ích kể trên, hạn chế của mạng 5G là gì? Do đặc điểm mạng 5G phải sử dụng sóng siêu âm với tần số cao, nhưng các sóng này lại không thể đi xuyên qua các vật cản như tường, mái nhà. Đối với mạng 4G tốc độ và tần số thấp hơn nhưng lại có khả năng vượt qua các chướng ngại vật tốt hơn so với mạng 5G. Để giải quyết hạn chế này, cần tăng sự xuất hiện của những ăng-ten thu sóng mạng 5G. 

Những trở ngại khi dùng mạng 5G

Ngoài ra, mạng 5G cũng là lý do gây tiêu hao thời lượng pin đáng kể. Khi các thiết bị sử dụng mạng 5G tốc độ cao cũng khiến dung lượng pin hao hụt nhanh hơn khi sử dụng mạng 4G. Đề khắc phục hạn chế này, các nhà phát triển đã tập trung đầu tư cho chip di động. Đồng thời việc phát triển các cơ sở hạ tầng cũng cần đầu tư chi phí cao hơn so với mạng 4G LTE.

Xu hướng sử dụng mạng 5G trong tương lai

Do đòi hỏi nhu cầu sử dụng kết nối mạng với tốc độ cao nên xu hướng công nghệ 5G là tất yếu. Việc sử dụng mạng 5G sẽ phục vụ tốt, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm tiêu chuẩn. Ví dụ, kết nối mạng 5G cho phép truyền phát video chất lượng 8K nhanh chóng và đơn giản. Việc tải dữ liệu dung lượng lớn chỉ trong nháy mắt và độ trễ rất thấp.

Xu hướng sử dụng mạng 5G trong tương lai

Tại Việt Nam, trong năm 2020 chúng ta đã trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới làm chủ thiết bị kết nối công nghệ 5G. Hiện có 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam là Viettel và Vingroup được chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất hợp tác phát triển công nghệ mạng 5G theo chuẩn mở Open RAN. theo đó Vingroup sẽ tập trung làm phần cứng là mạng vô tuyến. Còn Viettel sẽ tập trung phát triển phần mềm xử lý tín hiệu và tích hợp thành sản phẩm thương mại trên di động.

Xu hướng sử dụng mạng 5G trong tương lai (1)

Hiện tại đã có 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm: Viettel, MobiFone và VNPT đã thử nghiệm thành công mạng 5G tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ghi nhận tốc độ đường truyền đạt mốc từ 600 Mbps đến 1.5 Gbps, tương đương mạng Internet cáp quang cao cấp.

Như vậy, cả 3 nhà mạng lớn của Việt Nam đã sẵn sàng cung cấp mạng 5G cho người dùng trong tương lai không xa.Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp người dùng giải đáp thắc mắc mạng 5G là gì, cũng như biết được các ưu, nhược điểm của công nghệ này để có thể lựa chọn thiết bị sử dụng phù hợp.

About adminwbt

Check Also

iPhone mã ZA/A của nước nào? Có nên mua iPhone mã ZA/A không?

Khi mua điện thoại iPhone, người dùng không thể bỏ qua bước kiểm tra xuất …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *